Giữa tháng 7, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 được thành lập, đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2. Th.S Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội (CTXH) Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được sự phân công của Giám đốc bệnh viện, chịu trách nhiệm hỗ trợ “vòng ngoài”.
Anh Hiển cho biết, trong bối cảnh đặc biệt là cả thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, công việc tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 lại hoàn toàn mới, chưa có cơ sở lý thuyết, cũng chẳng có ai có kinh nghiệm để học hỏi.
“Là người đầu tiên tiếp nhận thêm công việc mới, tôi không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng. Nhưng được sự nhắc nhở cũng như động viên của Giám đốc bệnh viện trước đó: “Dịch bệnh giống như cuộc chiến, phải cố gắng hết sức, làm việc bằng 4-5 lần so với ngày thường”, nên chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng tâm lý chiến đấu”, anh Hiển chia sẻ.
![]() |
Th.S Lê Minh Hiển tạm biệt và hẹn "không gặp lại" với bệnh nhân trước sảnh Bệnh viện Hồi sức Covid-19. |
![]() |
Anh Hiển đang trao đổi cùng cấp dưới về nội dung trả lời thân nhân người bệnh nhiễm COVID-19. |
Đầu tiên, anh Hiển cùng các cộng sự triển khai công tác xuất viện cho bệnh nhân theo quy trình đã đề ra. Sau những lần thử nghiệm nhưng vấp phải khó khăn do bối cảnh đặc thù lúc bấy giờ, các phương tiện công cộng và cá nhân đều không được lưu chuyển, anh buộc phải tìm hướng thay thế, đề xuất lên lãnh đạo bệnh viện, kiến nghị xin đổi quy trình. Họ đã kết nối với những đối tác, đơn vị có xe, hoạt động thiện nguyện và có đầy đủ điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch để hỗ trợ xuyên suốt.
Bệnh viện hồi sức mới thành lập, thiếu thốn về cơ sở vật chất. Từ trong khu điều trị, các y, bác sĩ chỉ có thể gửi tin nhắn “cầu cứu” ra vòng ngoài. Từ các dụng cụ, đồ dùng cho bệnh nhân ở phòng bệnh như sữa, bỉm, bô… đến quần áo, dép mới cho họ trong ngày xuất viện, để đảm bảo khả năng lây nhiễm bằng “0”. Chưa kể, phòng CTXH còn phân công một đội chuyên phụ trách hỗ trợ liên lạc, tìm kiếm thân nhân và người bệnh, giúp các bệnh nhân ổn định tinh thần.
Thời điểm đó, Bệnh viện Hồi sức “gánh” toàn bệnh nhân nặng, rất nhiều nhân viên y tế quyết định ăn, ngủ tại bệnh viện để kịp thời xử lý tình huống phát sinh. Vì vậy, phòng CTXH lo thêm cả những vật dụng cần thiết hằng ngày cho các y, bác sĩ.
Dù chỉ là cái ấm đun nước, nhưng điểm bán hàng hạn chế nên có tiền cũng khó mà mua được. Nhiều khi nhận được “lời cầu cứu” của các bác sĩ, do không kịp mua hoặc không mua được, anh Hiển đành lấy tạm đồ ở nhà cho mọi người dùng ứng phó trước.
![]() |
Phòng CTXH Bệnh viện Chợ Rẫy gửi thực phẩm cho Khoa 8B, Bệnh viện Hồi sức Covid-19, nơi có bác sĩ, điều dưỡng và tình nguyện viên là F0. |
Có khi anh nhận được tin nhắn của bác sĩ từ khu điều trị mà không khỏi xót xa: “Do thiếu tấm lót giường cho người bệnh nên các anh chị điều dưỡng phải cắt túi đựng rác để “chế” thành tấm lót tạm. Ngay lập tức, chúng tôi liên lạc tìm nguồn để hỗ trợ tã cùng tấm lót giường mới”.
Hay mỗi lần nhận được tin cấp dưới của mình bị lây nhiễm trong quá trình làm việc, sau phút lặng im, vị trưởng phòng cố giữ sự bình thường trong giọng nói để động viên. Bước vào cuộc chiến, ai cũng đã chuẩn bị tinh thần để đối mặt với kẻ thù vô hình. Suốt 2 tháng rưỡi làm hậu phương vững chắc cho đội ngũ y tế của Bệnh viện Hồi sức Covid-19 và Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 chiếc điện thoại của anh Hiển đổ chuông liên tục từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
“Tôi dừng công việc của một ngày khi không còn nghe nổi nữa, buông điện thoại và thiếp đi mất. Nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi cảm thấy may mắn là còn có thể buông để rồi những ngày sau đó lại tiếp tục”, anh trải lòng.
Đồng lòng vượt qua giai đoạn dịch bệnh tàn khốc
Công việc của phòng CTXH Bệnh viện Chợ Rẫy trở nên nặng nề hơn là khi Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đưa vào hoạt động. Nhân sự mỏng, nhưng khối lượng công việc lại nhiều. Họ luôn động viên nhau cố gắng, để làm hậu thuẫn cho lực lượng chuyên môn.
“Ai cũng cố gắng phát huy hết thế mạnh của mình để công việc trôi chảy, thuận lợi nhất”, anh Hiển cho biết.
Chẳng hạn, khi tiếp nhận công việc chuyển tải thông tin cho gia đình người bệnh nhiễm SARS-CoV-2, ngoài tinh thần xung phong nhận nhiệm vụ, có những anh chị thạo công nghệ còn chủ động mày mò, tìm hiểu các hệ thống tổng đài để nhắn tin cập nhật tình hình. Suốt thời gian qua, cán bộ phòng CTXH đã gửi hàng chục nghìn tin nhắn phản hồi cho người nhà bệnh nhân thông qua Fanpage, Zalo, SMS. Đến nay, hoạt động cập nhật thông tin, thông báo tình hình sức khỏe của bệnh nhân vẫn đang được tiếp tục thực hiện.
![]() |
Suốt những ngày dịch bệnh căng thẳng, phòng CTXH luôn kề vai sát cánh cùng đội ngũ y tế, hỗ trợ cho người bệnh. |
Ngoài tinh thần đoàn kết, đồng lòng của mỗi một thành viên trong phòng, họ còn đón nhận được rất nhiều sự quan tâm, cùng chia sẻ và đồng hành của rất nhiều nhà hảo tâm. Anh Hiển nhận định, nếu không có sự hỗ trợ từ người dân và các doanh nghiệp thì họ chẳng thể nào xoay sở nổi.
“Bệnh viện mới thành lập nên không có tiền, mà đến lúc có tiền thì lại bị vướng quy định đấu thầu. Trong khi đó bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng lại chẳng thể chờ đợi”. Dù vậy, vị trưởng phòng vẫn giữ nguyên tắc lâu nay trong quá trình làm việc: Mọi thứ đều phải công khai, minh bạch để giữ niềm tin của nhà hảo tâm, phòng CTXH làm cầu nối, trung chuyển cho những tấm lòng vàng.
Cũng nhờ sự hỗ trợ ấy, anh Hiển cùng các cộng sự đã lo chu toàn những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Thậm chí cả những món ăn “quý hiếm” trong mùa dịch như bún bò, trà sữa… cũng không còn xa lạ với lực lượng y tế tuyến đầu. Hơn thế, họ còn nỗ lực để chăm lo cho những y, bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên không may bị lây nhiễm trong quá trình làm việc, để ai cũng không cảm thấy cô đơn.
![]() |
Anh Hiển tiễn bệnh nhân lên xe. Khi hay biết gia đình chú có 5 người đều bị nhiễm, anh nghẹn lòng rưng rưng... |
![]() |
Niềm vui ngày xuất viện của 2 vợ chồng già. |
Ngày cuối cùng thành phố còn giãn cách xã hội (30/9), cũng là ngày cuối cùng Bệnh viện Hồi sức Covid-19 hỗ trợ phương tiện cho bệnh nhân xuất viện về nhà. Anh Hiển xuất hiện với đôi mắt thâm quầng, sắc thái phờ phạc, nhưng vẫn bận rộn sắp xếp công việc và tiếp nhận những cuộc điện thoại liên hồi.
Khi ấy, anh nói với phóng viên VietNamNet: “Niềm vui của bệnh nhân ngày xuất viện, rồi khi hỗ trợ bệnh nhân tìm thấy người nhà, niềm hạnh phúc ánh lên trên gương mặt họ và những lời cảm ơn chân thành, chính là động lực để chúng tôi thức dậy vào mỗi sáng sớm, dẫu đêm hôm trước đã mệt đến lịm người”.
Khi số bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đều đã giảm, anh Hiển lại cùng cấp dưới của mình quay trở lại với công việc thường ngày và tất bật chuẩn bị cho các hoạt động chào đón năm mới. Năm nay cũng là năm đầu tiên phòng CTXH tổ chức thăm hỏi và chúc Tết những thân nhân ở lại nhà nghỉ của bệnh viện trong thời khắc chuẩn bị đón Giao thừa, mừng năm Nhâm Dần.
Khánh Hòa
Trong buổi trao tặng quà Tết tại Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 19/1, nhiều thân nhân và bệnh nhân đã bày tỏ sự bất ngờ và xúc động khi đón nhận những tình cảm trân trọng của lãnh đạo bệnh viện cùng nhà hảo tâm.
" alt=""/>‘Một năm khốc liệt đã qua…’WSJ dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay, cuộc gặp dự kiến diễn ra vào thứ Hai (6/11) và sẽ tập trung vào cách giảm nguy cơ hiểu nhầm, tránh chạy đua vũ trang 3 bên nguy hiểm giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Tuy nhiên, cuộc thảo luận không phải là khởi đầu cho đàm phán chính thức về việc đặt giới hạn cho lực lượng hạt nhân của mỗi bên như Washington đã làm lâu nay với Moscow, tờ báo Mỹ cho hay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa bình luận gì về thông tin trên.
Một quan chức cấp cao của Mỹ ngày 31/10 nói, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý trên nguyên tắc về việc Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại San Francisco vào tháng 11.
Tờ WSJ cho biết thêm, kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân là một trong số các chủ đề hóc búa sẽ được thảo luận trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc.
Những tháng gần đây, Mỹ và Trung Quốc đã có loạt cam kết ngoại giao song phương, phần lớn theo yêu cầu của Mỹ, để cứu vãn mối quan hệ đang xấu đi sau khi Mỹ bắn rơi khinh khí cầu Trung Quốc.
Hàng loạt trường đại học Mỹ cấp học bổng
Thúy đã trúng tuyển vào Đại học Cornell (Top 8 đại học tốt nhất nước Mỹ, top 5 khoa học máy tính trong nhiều năm liền) với mức học bổng 72.500 USD/ năm, trong đó có 100% học phí (60.000 USD) và một phần ăn ở.
Bên cạnh Đại học Cornell, Thúy cũng trúng tuyển nhiều đại học trong top 50 và 100 của Mỹ, như Union College (học bổng 50.000 USD/ năm), Lehigh University (học bổng 43.000 USD/ năm), Centre College (học bổng 34.000 USD/ năm), Worcester Polytechnic Institute (học bổng 34.000 USD/ năm), University of Minnesota-Twin Cities (học bổng 25.000 USD/ năm), University of Massachusetts - Amherst (học bổng 16.000 USD/ năm), Northeastern University (học bổng 16.000 USD/ năm), University of Georgia (học bổng 10.000 USD/ năm), và Arizona State University (học bổng 15.000 USD/ năm).
![]() |
Phạm Phương Thúy - Học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) |
Thúy chia sẻ rằng điểm yếu trong hồ sơ của mình là điểm SAT-1 và IELTS, vì nằm dưới mặt bằng chung của các trường top.
Năm lớp 11 của Thúy rơi vào thời điểm dịch Covid bùng phát, các kỳ thi SAT bị hủy 3 lần liên tiếp. Và mãi đến tháng 9/2020, tức là cách đợt nộp hồ sơ sớm 1 tháng, Thúy mới có cơ hội được thi cả SAT 1 và IELTS lần đầu tiên.
Tuy nhiên, với nền tảng được bồi dưỡng xuyên suốt trong nhiều năm đã giúp nữ sinh này đạt điểm thi tạm ổn là IELTS 7.5, 1460/1600 điểm SAT-1, 800/800 điểm SAT-2 ở cả 3 môn Math Level 2, Physics, và Chemistry.
Với điểm số này, Thúy vẫn khá e ngại khi nộp vào các trường Top 20, đặc biệt là nhóm các trường Ivy League.
Cho rằng hồ sơ nghiêng hẳn về các môn tự nhiên song đây cũng chính điểm mạnh của Thúy với hàng loạt giải thưởng và dự án về lập trình.
Thúy từng tham gia như các dự án khoa học kĩ thuật như “Máy lọc không khí thông qua cơ chế quang hợp của vi tảo” và là trợ lý nghiên cứu của trường Đại học Texas - Austin về Học máy…
![]() |
Thúy và các bạn tham gia dự án “Máy lọc không khí thông qua cơ chế quang hợp của vi tảo” |
Trong một bài luận về “Underrepresented group”, Thúy nói về chính bản thân mình - một “Girl In STEM”.
Khi quyết định theo chuyên Tin, Thúy đã “được” rất nhiều người đã khuyên nên xem xét lại, bởi “công nghệ thông tin không phù hợp cho con gái”.
Thúy cũng đã từng tự hỏi bản thân liệu có phù hợp hay không. Và chính sở thích tạo ra game online – sở thích đã nhen nhóm từ những năm học tiểu học đã thôi thúc Thúy cho mình một lần thử.
“Em không dám khẳng định CNTT là con đường cuối cùng của em, nhưng hiện tại em vui với nó, thế là đủ. Nếu không cho mình bất cứ cơ hội nào để thử, em nghĩ bản thân sẽ hối hận suốt đời. Và hơn hết, mình còn trẻ, thời gian còn dài, ngại gì sai” – Thúy bày tỏ.
Hãy làm mọi thứ vì đam mê
Chia sẻ thêm về việc mình là một trong số ít "Girl in STEM", Thúy cho biết khi chọn con đường chuyên Tin, là thành viên nữ duy nhất trong đội tuyển trường, rồi lên tới đội tuyển quốc gia, đôi lúc cô cảm thấy cô đơn và không thể hòa nhập vào cộng đồng "Boy in STEM" vì không cùng sở thích.
"Khi đặt chân vào đấu trường mang tầm cỡ quốc tế, thậm chí có lần ban tổ chức hay bác bảo vệ còn phải cảm thán vì chưa bao giờ thấy một bạn nữ như em tham dự. Việc làm tâm điểm của đám đông là động lực để cho em phấn đấu và tiến xa hơn, chứng tỏ bản thân không phải là một "hiện tượng lạ", mà là một gương mặt thân quen ở nơi này" - Thúy khẳng định. "Ít ai biết, những lập trình viên đầu tiên trên thế giới lại là nữ, vì họ có bộ óc và phong cách làm việc tỉ mỉ, phù hợp với ngành nghề cần tính chính xác cao như lập trình, và em tin em cũng có trong mình tính cách phù hợp đó".
![]() |
Thành viên nữ duy nhất trong đội tuyển của Trường PT Năng khiếu đạt huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic 30/4 |
Đạt 7.5 IELTS, nhưng Thúy cho biết tiếng Anh từng là điểm yếu khi còn học cấp hai ở Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM).
"Em không có điều kiện được tiếp xúc với Tiếng Anh chuyên sâu từ sớm, nên hồi cấp 2, em cực kỳ tự ti với vốn Tiếng Anh, nhất là trong môi trường trường chuyên".
Có lần, lớp Thúy tổ chức biểu diễn bài hát Tiếng Anh, cô bị các bạn liên tục sửa lỗi phát âm nên càng hiếm khi dám nói Tiếng Anh trong lớp.
Điều này đã thôi thúc Thúy “cày” phát âm bằng từ điển Cambridge, học cách phát âm đúng từng chữ, học cách nhấn nhá âm điệu như người bản xứ. Thêm vào đó, việc luyện IELTS từ năm lớp 9 cũng làm khả năng ngoại ngữ của Thúy tăng lên đáng kể.
![]() |
“Girl In STEM” cũng hết sức dịu dàng |
Thúy nhìn nhận bước ngoặt của của em là lựa chọn chuyên Tin vào năm lớp 9, thay vì chuyên Toán đã theo đuổi được 4 năm.
Bắt đầu đổi hướng và học lại từ đầu các khái niệm lập trình cơ bản, nhưng Thúy đã tìm được thế mạnh giúp mình bật lên so với các bạn cùng lứa về lĩnh vực lập trình.
Điều Thúy muốn chia sẻ với các bạn khóa dưới là tinh thần chủ động tìm kiếm cơ hội cho bản thân mình thông qua cải thiện kĩ năng/ networking, sẵn sàng bắt lấy bất kì cơ hội nào phía trước.
"Bên cạnh đó, các em không nên tham dự các cuộc thi, dự án hay hoạt động ngoại khóa vì mục đích tạo dựng hồ sơ. Hãy bắt đầu vì chính đam mê của các em thì mới có thể phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất và gắn bó lâu dài".
![]() |
Thúy dạy học tình nguyện ở khu công nghiệp Tân Thuận Tây (Quận 7, TP.HCM). Vào chủ nhật hàng tuần, em phải đi bus hơn 10km mỗi chủ nhật để tới đây. |
Bên cạnh đó, Thúy cho rằng cũng không có gì là đáng sợ nếu Tiếng Anh hay mảng nào khác có hơi hụt chân so với các bạn khác.
"Hồ sơ của các bạn được xem xét một cách toàn diện, từ học thuật, hoạt động ngoại khóa, đến các bài luận cá nhân. Quan điểm của em là không chia đều thế mạnh của mình ở tất cả các lĩnh vực, bởi không có ai là hoàn hảo để trở thành "con nhà người ta" toàn diện. Thay vào đó, cứ tập trung vào mũi nhọn cá nhân để làm cho bản thân trở thành "Top của Top" trong lĩnh vực đấy, như vậy thì còn sợ gì ai, "một nghề cho chín còn hơn chín nghề" cơ mà!".
Một số thành tích nổi bật của Phạm Phương Thúy: - Giải nhất vòng Việt Nam của cuộc thi ICPC (International Collegiate Programming Contest) - kỳ thi lập trình quy mô quốc tế dành cho sinh viên. - Giải Nhì kỳ thi Học sinh giỏi Quốc Gia năm 2020 môn Tin Học. - Là 1 trong 32 người dự kỳ thi tuyển đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Tin học Quốc tế, và là nữ sinh duy nhất được triệu tập trong 3 năm liên tiếp. |
Ngân Anh
Trần Nguyễn Khánh Trang (lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Năng khiếu- ĐHQG TP.HCM) vừa chinh phục thành công học bổng toàn phần trị giá hơn 6,2 tỷ đồng cho 4 năm học tại ĐH Smith College (top 15 trường ĐH khai phóng Hoa Kỳ theo US News).
" alt=""/>Nữ sinh PTNK chinh phục học bổng 6,8 tỷ từ ĐH Cornell